1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Nấm rơm

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

Nấm rơm100% nấm rơm tươi, cam kết không sử dụng chất bảo quản, chất kích thích, được cấp phép và kiểm định chất lượng bởi cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế. Giá bán 200k/kg.

Nấm rơm là gì?

Nấm rơm còn có nhiều tên gọi khác như: nấm mũ, nấm rạ. Nó có tên khoa học là lvariella volvacea. Nấm rơm là một loại nấm đem lại giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Loại nấm này rất phổ biến ở các Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nấm rơm ngày càng phổ biến và xuất hiện hầu hết trong các bữa cơm của người Việt từ Bắc tới Nam.

Nấm rơm mọc tự nhiên, thường mọc đơn độc hoặc thành từng cụm ở trên những lớp rơm dạ ẩm ướt. Chúng phát triển mạnh nhất ở những nơi nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm hoặc sau những cơm mưa rào.

Nấm rơm là gì?

Lúc đầu nấm rơm còn non nằm trong bao có dạng hình trứng, khi phát triển hơn chúng bắt đầu phát triển tạo thành mũ nấm và phá vỡ bao trung vươn ra ngoài. Đây là giai đoạn nấm rơm phát triển mạnh nhất, chúng bắt đầu có mũ, màu nâu đem hoặc nâu xám, thân nấm ngắn và mẫm, cuống ngắn, thịt nấm có màu sáng trắng và gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.

Nấm rơm có mấy loại?

Nấm rơm có 2 loại: Nấm rơm tự nuôi trồng và nấm rơm mọc tự nhiên. Do nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tăng cao nên nấm rơm tự nhiên không đáp ứng đủ vì vậy người dân tự trồng theo một quy trình đảm bảo để đủ cung cầu thị trường mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng của nấm rơm.

Nấm rơm có mấy loại?

Xem thêm: Hành phi sẵn

Công dụng của nấm rơm

Nấm rơm có tác dụng ngừa ung thư

Có thể bạn chưa biết, trong nấm rơm có chứa hoạt chất protid dị chủng có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Chính vì vậy bạn hãy bổ sung nấm rơm và thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Hơn nữa, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn tác dụng làm hạ nhiệt, tiêu thực, làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. Nhiều nơi, người ta còn sử dụng nấm rơm kết hợp với một số loại dược liệu khác để chế biến thành thuốc chữa bệnh thiếu máu hiệu quả.

Nấm rơm chữa bệnh liệt dương

Bệnh liệt dương ở nam giới diễn ra ngày càng nhiều, vị thuốc cho bạn là sử dụng nấm rơm xào với thịt chim sẻ hoặc thịt ếch, dùng khi còn nóng, nó có tác dụng kích dục cực kỳ tốt.

Trong nấm rơm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, trung bình trong 100 gram nấm rơm chứa tới 90 gr nước, protid 3,6g; glucid 3,4gr ; lipid 3,2g và cellulose 1,1g và rất nhiều các hợp chất khác như: sắt, Photpho, vitamin B0, B1, B12, C1, C2...rất cần thiết cho cơ thể.

Công dụng của nấm rơm

Ở Việt Nam, nấm rơm rất được ưa chuộng bởi nó có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon mà cực kỳ dẽ trồng, giá cũng khá rẻ so với các loại nấm khác.

Những người sành sỏi thường chọn mua nấm rơm loại còn trong bọc (còn gọi là nấm trứng) bởi vì lúc này thịt nấm ăn dai và thơm nhất.

Nấm rơm có tác dụng với hệ miễn dịch

Theo các nhà khoa học Nhật và Hoa Kỳ, trong nấm rơm có chứa chất đường đa Polysaccharide giúp phát triển các tế bào lympho, tăng sự hoạt động của tế bào lympho T và lympho B, làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác.

Nấm rơm có tác dụng với hệ tim mạch

Sử dụng nấm rơm thường xuyên có khả năng làm giảm lượng oxy tiêu thụ, giúp làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giảm tình trạng thiếu máu, đồng thời làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó nấm rơm còn giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol triglyceride và beta-lipoprotein trong huyết thanh, làm hạ huyết áp nhanh ( tốt cho người bị cao huyết áp)

Lưu ý khi sử dụng nấm rơm

Nấm rơm không được rửa quá kĩ

Vì nấm rơm có khả năng hút nước cao nên nếu bạn rửa quá kỹ sẽ làm mất đi dưỡng chất vốn có của nấm, khi chế biến nấm sẽ bị nhạt hơn.

Nấm rơm không được nấu dưới nhiệt độ thấp

Khi chế biến nấm rơm bạn nên đun ở nhiệt độ cao hoặc trên ngọn lửa lớn vì nấu nấm chứa nhiều nước, nhiệt độ quá thấp sẽ làm mất mùi vị và mầu sắc và nấm dễ bị nát ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nấm.

Nấm rơm không nên nấu trong nồi nhôm

Khi xào nấu hoặc chế biến nấm trong chảo nhôm nấm sẽ bị ngả sang màu nâu đen, không giữ được hương vị đặc trưng của nấm và có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa.

Nấm rơm không nên dùng chung với nhiều dầu ăn

Nấm rơm khi chế biến rất dễ hấp thụ dầu ăn. Việc hấp thụ quá nhiều đồ dầu mỡ có thể gây cản trở quả trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm trong cơ thể và dễ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày.

Nấm rơm không nên dùng chung với đồ lạnh

Sau khi ăn nấm bạn không nên sử dụng ngay các đồ lạnh như kem, cà phê, trà đá,...vì nó sẽ làm bạn có thể bị đau bụng

Nấm rơm khô nên giữ lại nước ngâm

Khi sử dụng nấm rơm khô, hầu hết mọi người thường sử dụng nước ấm đẻ ngâm nấm và đổ ngay đi sau khi ngâm xong vì nghĩ chúng chứa bụi bẩn. Tuy nhiên, đa phần chất dinh dưỡng của nấm thường phôi ra khi ngâm. Do đó, nước ngâm từ nấm rơm bạn nên sử lại, để lắng rồi chắt ra và sử dụng cho các mó hầm hoặc nấu canh.

Các cách bảo quản nấm rơm

Nấm rơm tuy dễ trồng, dễ chăm sóc và nhanh thu hoạch. Nhưng cách bảo quản nấm rơm khá khó bởi chúng chứa khá nhiều nước nên rất dễ bị hỏng, vận chuyển dễ bị dập nát.

Nếu bạn muốn tìm mua nấm rơm tươi ngon tại cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hãy tìm đến Banhdanemlangchieu.net chúng tôi chuyên cung cấp thực phẩm sạch đến tận tay các gia đình, nhà hàng, khách sạn,… trên toàn quốc với giá bán cực hợp lý.

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam