1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Lý do vì sao lại gọi là bánh tráng và bánh đa nem?

Lý do vì sao lại gọi là bánh tráng và bánh đa nem? - 5.0 out of 5 based on 3 votes

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

bánh đa nemỞ miền Bắc thì cái tên Bánh Đa Nem đã quá quen thuộc với các mẹ, các bà khi vào bếp. Tuy nhiên tại một số tình Miền Trung và Miền Nam thì cái tên Bánh Đa Nem lại không thường xuyên được sử dụng mà thay vào đó là Bánh Tráng. Tại sao lại có sự khác biệt về tên gọi như vậy? Hai loại bánh này có cùng cách làm và công thức hay không?Cách dùng của hai loại bánh này có giống nhau không?Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Quy trình làm bánh tráng và bánh đa giống nhau :
Nguyên liệu :
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo,muối và nước. Tùy vào tình trạng thời tiết mà người làm bánh sẽ cho 1 lượng muối vừa đủ để bánh được dẻo và dai.
Cách làm :
Bước 1: Ngâm Gạo
Gạo thường được ngâm qua đêm để hôm sau xay gạo.

Bước 2: Xay gạo
Trước kia khi chưa có máy móc hỗ trợ, thì người dân phải xay bằng tay. Nhưng ngày nay công việc này đã được thay thế bằng máy xay bột, giúp người dân giảm thiểu được rất nhiều công sức. 

Bước 3: Tráng Bánh
Gạo sau khi đã xay hòa trộn thêm với muối tạo thành một bột tráng bánh, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết riêng để bánh dẻo, dai và không bị giòn khi thời tiết thay đổi, bánh được tráng ra từng phên tre và mang đi phơi.

Bước 4: Phơi Bánh
Để có được những tấm bánh thơm phức thì bánh phải phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Tùy vào nhiệt độ ngoài trời và kinh nghiệm thì thời gian phơi ngoài nằng khác nhau, sau khi phơi xong ngoài nắng thì phải đưa vào bóng râm để bánh không bị giòn và vỡ

Công thức mật mía bánh đa nem loại đỏ làng Chều


làm bánh đa nemBước 5: Bóc Bánh
Bánh sau khi đã khô thì tiến hành bóc bánh, loại bỏ những tấm rách để đảm bảo đến tay người tiêu dung 100% bánh lành.

Bước 6: Cắt Bánh
Bánh sẽ có hình tròn hoặc hình vuông tùy theo yêu cầu của khách hàng, công đoạn này sẽ được thực hiện trên máy cắt.

Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.

Vòng quanh làng Chều "mục sở thị" cách làm bánh đa nem truyền thống

p>
bánh tráng sài gònXem Thêm : Cùng Tìm Hiểu Về Bánh Xèo Quảng Hòa Quảng Bình , Tìm hiểu về cá suối nướng Mai Châu 
Ngoài ra, theo truyền thuyết và dã sử, khi nghĩa quân Tây Sơn làm cuộc hành quân thần tốc ra tiêu diệt quân Thanh, giải phóng Thăng Long khỏi sự xâm lược của chúng, vua Quang Trung được một vị tướng giỏi việc hậu cần là Đô đốc Bùi Thị Xuân đảm trách lương thảo. Bà đã có sáng kiến dùng bánh tráng làm lương khô, vừa ăn vừa hành quân mà mang vác cũng gọn, đã không mất thời gian dừng nấu cơm lại không lộ bí mật. Bánh tráng đem vào đến tận lúc quân ta thắng trận Đống Đa. Nó còn góp vào bữa tiệc khao quân mừng chiến thắng trong Tết khai hạ như lời hứa của Quang Trung khi làm lễ xuất quân. Có lẽ vì vậy người Hà Nội, rộng ra là người miền Bắc, mới gọi là bánh Đống Đa, lâu dần thành bánh Đa cho gọn.

Bánh đa nem làng Chều "quyến rũ" thực khách nước ngoài


Trên đây là lí do vì sao bánh tráng còn được gọi là bánh đa nem . Hi vọng các bạn đã có thêm thông tin về loại bánh đã rất thân thuộc với mỗi chúng ta . 

Qúy khách mua hàng vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam