1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Mộc Nhĩ Sạch

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

Mộc nhĩMộc nhĩ là một loại nấm mộc trên thân gỗ của nhiều loại cây khác nhau. Mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm không thể thiếu trong món nem rán truyền thống của Việt Nam. Mời các bạn cùng tìm hiểu về những công dụng của Mộc nhĩ nhé!

Mộc nhĩ thường được sử dụng để bổ huyết, giải độc và cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân

Tên gọi khác: Nấm mèo, Nấm tai mèo, Hắc mộc nhĩ, Mộc nhu, Mộc nga, Mộc tung, Vân nhĩ

Tên khoa học: Uricularia auricula (L.) Underw

Họ: Mộc nhĩ – Auriculariaceae

Mô tả dược liệu Mộc nhĩ

1. Đặc điểm sinh thái

Mộc nhĩ hay Nấm mèo là một loại nấm phát triển trên các thân cành hay cây gỗ mục của nhiều loại cây khác nhau. Mặt trên nấm nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu. Mô nấm chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.

Mô tả dược liệu Mộc nhĩ

Cơ quản sinh sản của Nấm mèo là đảm đa bào, có hình chùy, nằm sâu bên trong chất keo. Một nấm có chứa một bào tử có cuống nhỏ, phát triển ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và đến bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ có một bào tử đảm. Thịt Nấm mèo thường dày khoảng 1 – 3 mm.

Xem thêm: Miến dong

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Thế quả của Mộc nhĩ được sử dụng để làm dược liệu. Tên gọi khoa học là Auricularia.

3. Phân bố

Nấm mèo phân bố lan rộng ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nấm được tìm thấy ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Australia, Nam Mỹ và cả châu Phi.

Ở nước ta, Nấm mèo được trồng để thu hoạch làm thuốc và sử dụng dược liệu.

Nấm được cho là có chất lượng tốt nhất thường mọc ở cây Hòe, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa, Đậu, Sung, Mít,… Ngoài việc thu hái tự nhiên, Nấm mèo còn được trồng ở thân cây mít, Sắn và So đũa để thu hoạch làm dược liệu.

Thu hái – Sơ chế mộc nhĩ

4. Thu hái – Sơ chế

Nấm mèo thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể rồi mang đi phơi khô.

5. Bảo quản dược liệu

Nấm mèo cần được phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp kín. Đặt nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để nấm không bị ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Trong 100 g Mộc nhĩ khô có chứa một số thành phần hóa học như:

Năng lượng 293,1 kcal

Chất đạm protéine 10,6 g

Chất béo Lipide 0,2 g

Đường Glucides 65 g

Sắt Fe 185 mg

Calcium Ca 375 mg

Phosphore P 201 mg

Carotène 0,03% mg

Chất tro 5,8 g

Vị thuốc Mộc nhĩ

Vị thuốc Mộc nhĩ

1. Tính vị

Mộc nhĩ tính bình, có vị ngọt thanh.

2. Quy kinh

Mộc nhĩ quy kinh Đại tràng và kinh Vị.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại, Mộc nhĩ có một số tác dụng như:

Chống oxy hóa

Hạ đường máu

Hỗ trợ làm giảm mỡ trong máu

Giúp phòng chống bệnh ung bướu

Tác dụng chống viêm

Hỗ trợ chống đông máu

Tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch

Theo y học cổ truyền:

Tác dụng làm mát máu, dưỡng huyết, cầm máu, thông mạch
Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm

Chủ trị:

Trị trường phong, tiểu ra máu, băng huyết, lỵ ra máu, rò rỉ máu, điều trị lở loét.

Chữa thiếu máu, khái huyết, chữa xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, huyết áp cao, táo bón.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân.

Góp phần điều trị lỵ do nhiệt, đau răng, bệnh trĩ ra máu.

4. Cách dùng – Liều lượng

Mộc nhĩ có thể nghiền uống để uống hoặc sắc để uống, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, nấm còn có thể sử dụng như thức ăn kèm.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 30 – 100 g mỗi ngày.

Quý khách hàng có nhu cầu mua Mộc Nhĩ vui lòng liên hệ:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam